Scholar Hub/Chủ đề/#ung thư biểu mô tuyến vú/
Ung thư biểu mô tuyến vú là một dạng ung thư xuất phát từ các tuyến vú. Đây là dạng ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Ung thư biểu mô tuyến vú có thể phát triển t...
Ung thư biểu mô tuyến vú là một dạng ung thư xuất phát từ các tuyến vú. Đây là dạng ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Ung thư biểu mô tuyến vú có thể phát triển từ tuyến sữa hoặc tuyến tiếp xúc và lan sang các mô xung quanh như cơ, mỡ, mạch máu, thận và xương.
Triệu chứng của ung thư biểu mô tuyến vú có thể bao gồm cảm giác nhức nhối hoặc đau ở vùng vú, cảm giác nặng và bồi hồi vùng vú, xuất hiện những biểu hiện kỳ lạ ở vùng vú như nứt nẻ, vảy da, vết thương không liên quan đến lần sinh kinh cuối cùng, có sự mất hình dạng, kích thước và cảm giác giống như cục u trong vùng vú.
Để xác định chính xác ung thư biểu mô tuyến vú, cần phải được xác định qua các phương pháp chẩn đoán như siêu âm, chụp X-quang, tạo hình MRI và xét nghiệm tế bào.
Điều trị ung thư biểu mô tuyến vú có thể bao gồm phẫu thuật lấy đi khối u, hóa trị, radioterapi, và hormone therapy tùy thuộc vào giai đoạn và kích thước của khối u.
Ung thư biểu mô tuyến vú có thể chia thành các loại dựa trên cấu trúc tế bào khác nhau:
1. Ung thư dạng biểu mô tuyến thụ tinh: Đây là loại phổ biến nhất của ung thư biểu mô tuyến vú, chiếm khoảng 70-80% số ca. Loại ung thư này bắt nguồn từ các tuyến sữa và có thể lan sang các mô xung quanh, như mô mỡ, mạch máu và mô cơ.
2. Ung thư dạng biểu mô tuyến tiếp xúc: Loại ung thư này phát triển từ tuyến tiếp xúc, có vai trò trong việc kết nối vú với vùng bên ngoài và đứng thứ hai sau loại ung thư biểu mô tuyến thụ tinh về tần suất. Ung thư này thường không lan sang các khu vực khác ngoài vú.
3. Ung thư dạng biểu mô tuyến biến dịch tế bào: Loại ung thư này là khá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1-3% số ca ung thư vú. Nó phát triển từ biểu mô tuyến biến dịch tế bào, một loại tuyến nhỏ có nhiệm vụ sản xuất chất nhầy giúp bôi trơn và bảo vệ vùng nhạy cảm của vú. Ung thư này thường có xu hướng lây lan sang các vùng lân cận nhanh hơn và có khả năng tái phát nhiều hơn so với các loại khác.
Các yếu tố nguy cơ gây ra ung thư biểu mô tuyến vú bao gồm tuổi trung niên, tiền sử gia đình có ca ung thư vú, số sinh và tuổi thụ tinh lần đầu tiên, sử dụng hormone tăng sinh như estrogen và progesterone trong thời gian dài, tiền sử bệnh gia đình về ung thư buồng trứng và ung thư tử cung.
Để chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến vú, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm như siêu âm vú, chỉ định núm vú, chụp X-quang mammogram, chụp cắt lớp MRI, hoặc lấy mẫu tế bào từ vùng bất thường để xét nghiệm.
Điều trị ung thư biểu mô tuyến vú thường bao gồm:
- Phẫu thuật: Tiến hành phẫu thuật để lấy đi khối u và một phần mô xung quanh có khả năng bị nhiễm.
- Hóa trị: Sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư trước hoặc sau phẫu thuật. Hóa trị có thể được sử dụng trước phẫu thuật để làm thu nhỏ khối u hoặc sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát.
- Radioterapi: Sử dụng tia X hoặc các loại tia ion khác để tiêu diệt tế bào ung thư sau khi phẫu thuật hoặc đặt trước phẫu thuật để làm thu nhỏ khối u.
- Hormone therapy: Sử dụng thuốc hoặc hormone để kiểm soát sự tăng trưởng của các tế bào ung thư phụ thuộc vào hormone.
Điều trị cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh, kích thước và đặc điểm của khối u, và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Đồng thời, việc theo dõi điều trị và kiểm tra định kỳ sẽ được thực hiện để kiểm soát sự phát triển của bệnh và phòng ngừa tái phát.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẢO TỒN VÀ SINH THIẾT HẠCH CỬA TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ TỪ 2012-2014 TẠI BỆNH VIỆN K Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật bảo tồn và sinh thiết hạch cửa trong điều trị ung thư biểu mô tuyến vú (UTV) tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 84 bệnh nhân (BN) UTV giai đoạn cT1N0M0- T2N0M0 và kích thước u ≤3cm, được phẫu thuật bảo tồn và sinh thiết hạch cửa bằng phương pháp nhuộm màu xanh methylene từ 2012-2014 tại Bệnh viện K. Phẫu thuật vét hạch nách chỉ được thực hiện nếu hạch cửa di căn hoặc không nhận diện được. Kết quả: tuổi trung bình là 48,1; kích thước u trung bình 1,4 (cm). Tỷ lệ nhận diện hạch cửa là 100%. Số hạch cửa trung bình là 2,1. Tỷ lệ di căn hạch cửa là 5,9%. Thời gian theo dõi trung bình 98,1 tháng (16-120 tháng). Tái phát tại chỗ và tái phát tại hạch vùng là 4,76% và 2,38% theo thứ tự đó. Di căn xa gặp 9 trường hợp (10,7%), có 8 ca tử vong chiếm tỷ lệ 9.5%. Kết quả sống thêm toàn bộ 8 năm của cả nhóm nghiên cứu ước tính đạt 90,5%. Sống thêm không bệnh đạt 83,3%. Kết luận: Phẫu thuật bảo tồn và sinh thiết hạch cửa là an toàn, hiệu quả và cần thiết trong điều trị ung thư vú giai đoạn sớm
#Ung thư vú giai đoạn sớm; phẫu thuật bảo tồn; Sinh thiết hạch cửa
Ung thư biểu mô tế bào hình thoi của tuyến vú: Báo cáo một trường hợp hiếm gặp Ung thư biểu mô tế bào hình thoi là một biến thể hiếm gặp của ung thư vú, được xếp loại trong nhóm ung thư biểu mô thể dị sản. U được đặc trưng bởi các thành phần giống trung mô, có thể có cấu trúc biểu mô hoặc không, dễ gây nhầm lẫn với một sarcoma. U có tiên lượng xấu với tỷ lệ tái phát và di căn cao. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả một trường hợp ung thư biểu mô tế bào hình thoi tuyến vú (ung thư biểu mô dạng sarcoma). Thiết kế nghiên cứu mô tả ca bệnh: bệnh nhân nữ 61 tuổi đi khám vì tự sờ thấy khối ở vú trái. Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào hình thoi. Chẩn đoán được đưa ra dựa trên sự phân tích kết hợp giữa hình ảnh mô bệnh học và hóa mô miễn dịch. Cần nghiên cứu nhiều trường hợp khác để đưa ra được sự đồng thuận trong chẩn đoán và điều trị. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho thực tiễn lâm sàng ca bệnh ung thư biểu mô tế bào hình thoi của tuyến vú.
#ung thư biểu mô #tế bào hình thoi #tuyến vú.
KẾT QUẢ HÓA TRỊ PHÁC ĐỒ CHỨA PLATIN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ CÓ BỘ BA ÂM TÍNH TÁI PHÁT DI CĂN Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bằng phác đồ hóa chất chứa platin trên bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vú có bộ ba âm tính (BBAT) tái phát di căn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 56 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến vú có BBAT tái phát hoặc di căn. Kết quả: Đặc điểm nhóm nghiên cứu: Tuổi trung bình ở thời điểm tái phát, di căn là 49,2 ±12,2. Thời gian sống thêm không bệnh (DFS) là 16,3 tháng. Trong 56 bệnh nhân điều trị bằng phác đồ chứa platin, có 20 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ paclitaxel – carboplatin chiếm 35,7%, 36 bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ gemcitabine – carboplatin chiếm 64,3%. Tỷ lệ đáp ứng chung của phác đồ là 58,9%; trong đó 10,7% đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng 1 phần là 48,2%, bệnh giữ nguyên là 12,5%, bệnh tiến triển là 28,6%. Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân điều trị phác đồ bước 1 là 67,5%, cao hơn so với nhóm bệnh nhân điều ở bước 2 là 37,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,039. Trung vị thởi gian sống thêm bệnh không tiến triển là 7 tháng. Độc tính của phác đồ thường gặp chủ yếu là độ 1, 2. Các độc tính thường gặp là hạ bạch cầu hạt (63,5%), hạ huyết sắc tố (50%), hạ tiểu cầu (26,8%), rụng tóc (46,4%), nôn và buồn nôn (51,7%). Kết luận: Hóa trị phác đồ chứa platin được chứng minh có hiệu quả, độc tính của phác đồ chấp nhận được trên nhóm bệnh nhân UTV BBAT tái phát di căn, do vậy có thể áp dụng trong điều trị trong điều kiện hiện nay ở nước ta hiện nay.
#Ung thư vú bộ ba âm tính #platin #thời gian sống thêm bệnh không tiến triển
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ THỂ NỘI ỐNG TẠI BỆNH VIỆN K Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tuyến vú thể nội ống tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứut rên 78 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vú thể nội ống được phẫu thuật từ 1/2014 tới 10/2017 tại khoa Ngoại Vú - Bệnh viện K. Kết quả: Vị trí u thường gặp nhất là ¼ trên ngoài với 43,6%. U có kích thước ≤ 25mm chiếm 83,3%. Độ mô học trung gian chiếm 52,6%; tỷ lệ thụ thể estrogen dương tính là 55,1%. Tỷ lệ cắt toàn bộ tuyến vú và phẫu thuật bảo tồn lần lượt là 83,3% và 16,7%. Biến chứng gặp ở 10,2%. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị nội tiết là 55,1%, xạ trị bổ trợ là 15,4%. Chưa ghi nhận tái phát di căn. Kết luận: Điều trị ung thư biểu mô tuyến vú thể nội ống gồm phẫu thuật, xạ trị và nội tiết đem lại kết quả tốt, biến chứng phẫu thuật thấp, cần theo dõi lâu dài để đánh giá tái phát di căn.
#ung thư biểu mô tuyến vú #thể nội ống
SỰ BIỂU LỘ CỦA C-MET TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY VÙNG HANG VỊ Mục tiêu: Đánh giá mức độ biểu lộ của dấu ấn C-met và mối liên quan của nó với đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vùng hang vị dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 150 trường hợp ung thư biểu mô tuyến hang vị dạ dày được phẫu thuật tại bệnh viện K Hà Nội từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2019, phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: C-met biểu lộ cao ở 51,3% trường hợp ung thư biểu mô dạ dày. Biểu lộ C-met ở các dạng thâm nhiễm, polyp, loét và nấm với tỷ lệ lần lượt là 41,7%, 50%, 51,3% và 53,7% (p > 0,05). Theo phân loại mô học của Lauren, ung thư thể hỗn hợp có biểu lộ C-met cao hơn so với ung thư thể ruột và ung thư thể lan tỏa (85,7% so với 56,9% và 26,5%, p < 0,01). Biểu lộ C-met là không giống nhau giữa các thể hỗn hợp (85,7%) thể nhú (66,7%), thể nhày (66,7%), thể ống (54,5%) và thể tế bào nhẫn (26,5%) với p < 0,05. Biểu lộ C-met theo độ biệt hóa: 48,3% khối u biệt hóa tốt, 62,5% khối u biệt hóa vừa và 43,1% khối u biệt hóa kém (p > 0.05).
#C-met #ung thư biểu mô dạ dạ dày #thể ruột #thể tế bào nhẫn
Đánh giá mức độ sao chép EPIDERMAN GROWTH FACTOR RECEPTOR (EGFR) ở mô ung thư biểu mô tuyến vú Epiderman Growth Factor Receptor (EGFR) thụ thể yếu tố phát triển biểu mô, là 1 glycoprotein bề mặt màng tế bào. EGFR được phát hiện ở các dòng tế bào biểu mô và liên quan đến bệnh sinh của nhiều loại ung thư, đây là đích hấp dẫn trong việc chẩn đoán sớm và liệu pháp điều trị ung thư mới hiện nay. Để đánh giá mức độ sao chép EGFR ở mô UTBM tuyến vú thể ống các giai đoạn so với mô u xơ; Mức độ sao chép EGFR giữa các thể tế bào học của UTV trong cùng một giai đoạn ung thư, chúng tôi nghiên cứu 62 mẫu mô bệnh phẩm trong đó 47 mẫu mô UTBM tuyến vú, 15 mẫu u xơ đựơc chẩn đoán xác định bằng hình ảnh giải phẫu bệnh. Tách chiết RNA tổng số, tổng hợp cDNA và đánh giá mức độ sao chép của EGFR. Kết quả cho thấy sự tăng cường sao chép của EGFR liên quan mật thiết với UTBM tuyến vú, tăng theo giai đoạn của ung thư và có sự khác biệt giữa các thể loại tế bào học của ung thư biểu mô tuyến vú.
#EGFR #RT-PCR #mức độ sao chép #ung thư biểu mô #u xơ
SỰ BỘC LỘ THỤ THỂ ANDROGEN VÀ ESTROGEN TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ XÂM NHẬP Thụ thể androgen (AR) liên quan tới một yếu tố phiên mã kiểm soát các gen đặc hiệu liên quan đến các quá trình tế bào khác nhau, đôi khi ngược lại: nó có thể kích thích hoặc ức chế cả tăng sinh tế bào và apoptosis, tùy thuộc vào các con đường tín hiệu đồng thời được hoạt hóa. Mục tiêu: Nhận xét một số mối liên quan giữa sự bộc lộ AR, ER với typ phân tử, NPI, nhóm nguy cơ và giai đoạn sau mổ của ung thư vú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mẫu mô u của 94 bệnh nhân ung thư vú được nhuộm hóa mô miễn dịch với dấu ấn AR, ER để xác định kiểu hình miễn dịch và đánh giá mối liên quan với một số đặc điểm GPB. Kết quả nghiên cứu: Ở typ phân tử HER2, nhóm AR-ER- chiếm tỷ lệ cao nhất (55,9%) và ung thư vú dạng đáy, kiểu hình AR+ER- chiếm tỷ lệ phổ biến nhất là 52,9%. AR-ER- chiếm tỷ lệ cao nhất ở ung thư vú nguy cơ xấu (58,8%). Ung thư vú giai đoạn I nhóm AR-ER+ và AR+ER+ đều chiếm tỷ lệ cao hơn giai đoạn III (lần lượt là 40,0 vs 13,3% và 29,8 vs 21,5%). Kết luận: Kiểu hình miễn dịch AR-ER- thường kết hợp với các đặc trưng GPB xấu nhất.
#Thụ thể androgen #Thụ thể estrogen #Ung thư vú
Nghiên cứu yếu tố phát triển biểu mô trong ung thư biểu mô tuyến vú Mục tiêu: Xác định tỷ lệ dương tính và tìm hiểu mối liên quan giữa biểu lộ Her-2/neu với týp mô bệnh học, độ mô học và tình trạng hạch trong ung thư biểu mô của tuyến vú. Đối tượng và phương pháp: phương pháp mô tả hồi cứu đã thực hiện trên 135 trường hợp ung thư vú được phẫu thuật và chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học, đánh giá biểu lộ của Her-2/neu bằng xét nghiệm hoá mô miễn dịch tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/ 2005 đến 12/2015. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ Her-2/neu dương tính là 38,5%. Có sự biểu hiện của Her-2/neu khác nhau giữa các týp mô bệnh học, cao nhất ở ung thư biểu mô thể tuỷ (44,4%) và thể ống xâm nhập (40,4%), thấp hơn ở thể thuỳ(7,5%) và thể nhầy (0,3%). Tỷ lệ Her-2/neu dương tính tăng dần từ độ mô học thấp đến cao lần lượt là 1,2%, 28,5% và 29,5%. Tỷ lệ Her-2/neu dương tính ở người bệnh có di căn hạch nách cao hơn người bệnh có hạch nách không thấy di căn lần lượt 65% và 35%.
#Ung thư biểu mô tuyến vú #nhuộm hoá mô miễn dịch #Her-2/neu.
35. ĐẶC ĐIỂM PHÂN NHÓM PHÂN TỬ CỦA UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Giới thiệu: Đặc điểm phân tử của ung thư vú cần thiết trong chẩn đoán và cá thể hoá điều trị. Việc phân loại ung thư vú dựa trên các đặc điểm phân tử cung cấp thông tin quý giá trong việc hướng dẫn điều trị.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm mô bệnh học và phân nhóm sinh học phân tử quần thể ung thư vú tại bệnh viện Thống Nhất.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang các trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú xâm lấn, được điều trị tại bệnh viện Thống Nhất trong năm 2023. Đánh giá mô bệnh học và phân nhóm phân tử dựa vào phương pháp hoá mô miễn dịch các dấu ấn ER, PR, HER2, Ki-67.
Kết quả: Nghiên cứu 49 trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú tại Bệnh viện Thống Nhất năm 2023, chúng tôi ghi nhận: phân nhóm Lòng ống B chiếm ưu thế nổi bật với tỉ lệ 55,1%, phân nhóm lòng ống A chiếm tỉ lệ 28,6%, phân nhóm tam âm chiếm tỉ lệ 8,2%, và phân nhóm HER2 chiếm tỉ lệ 8,2%. Đặc điểm phân nhóm phân tử liên quan có ý nghĩa thống kê với chỉ số phân bào Ki-67 (Person chi square V=31,0852, R=0,001), phân nhóm lòng ống B có chỉ số Ki67 cao nhất, phân nhóm tam âm và phân nhóm HER2 là hai phân nhóm có chỉ số phân bào Ki-67 cao. Chưa ghi nhận mối liên quan giữa phân nhóm phân tử với tuổi, độ mô học.
Kết luận: Phân nhóm phân tử của ung thư vú đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị chính xác và cá nhân hóa cho từng bệnh nhân.
#Ung thư biểu mô tuyến vú #Hóa mô miễn dịch #phân nhóm phân tử.